in băng rôn quảng cáo
In băng rôn, in bảng hiệu, in quảng cáo hoặc in kỹ thuật số là những cụm từ rất phổ biến trong giới làm nghề quảng cáo. Bạn muốn trang trí cửa hàng, thông báo khai trương, thông báo giảm giá....tôi chắc rằng phương pháp đầu tiên của bạn ngay lúc đó đã nghĩ đến việc in một tấm băng rôn để treo trước cửa hàng. Và ngay trong thời điểm tôi viết bài này tôi là một người thợ đứng máy in.
Máy in kỹ thuật số có rất nhiều loại, in PP, in hiflex, in decal, in trên chất liệu phẳng...Ngay trong thời gian này bạn rất dễ kiếm được một tiệm quảng cáo có trang bị máy in kỹ thuật số. Tôi sẽ giới thiệu sơ qua cho các bạn biết đôi chút về máy in. Để có một bảng in khổ lớn hoàn chỉnh, bạn phải thiết kế file in trên các chương trình đồ họa, sau đó dùng máy tính có cài đặt các chương trình in và dịch các file thiết kế đã được xuất thành file hình ảnh và máy in sẽ in ra cho bạn. Quy trình in trực tiếp như vậy được gọi là in kỹ thuật số.
Về phần máy in thì nó được cấu tạo từ các bộ phận chính như là đầu phun, mainboard, dàn xương sắt chịu lực được canh chỉnh cực kỳ chính xác. Đầu phun là một bộ phận cực kỳ quan trọng của máy in. Bản in đẹp hay không là do chất lượng của đầu phun. Đầu phun là một bộ phận cực kỳ phức tạp của máy in được sản xuất chủ yếu bởi các công ty của Nhật như Epson, Konica,...
Vào thời điểm khoảng năm 1999 là thời gian tôi đang học trung học. Cụm từ in kỹ thuật số rất hiếm khi được nghe. Tận mắt tôi chứng kiến những người thợ quảng cáo còn leo trèo, đu dây, lăn sơn và vẽ những poster khổ lớn một cách kỳ công. Và những tác phẩm đó vẫn còn in sâu trong tâm trí của tôi, những poster khổ lớn được vẽ bằng tay có những nét độc đáo riêng của nó. Và một điều hiển nhiên là chi phí cho những lần thực hiện quảng cáo như vậy rất cao.
pano vẽ bằng tay
thay bạt in
Máy in kỹ thuật số
Một số công ty quảng cáo lớn trong thành phố đã có hướng phát triển đột phá. Họ đã nhập một vài máy in Kỹ thuật số ngay thời điểm đó, khổ in chỉ khoảng 1,8m đến 2,5m (in hiflex). Trên thực tế ngay thời điểm đó giá của một bản in cũng không hề rẻ nhưng nó là một xu hướng mới, những hình ảnh thể hiện một cách trung thực hơn, thời gian thực hiện thì nhanh hơn vẽ tay, và chính xu hướng đó cũng đã kéo theo một số công việc cho nguồn lao động như là: thợ đứng máy in, thiết kế tạo mẫu, thợ quảng cáo cũng phát triển kỹ thuật theo một hướng khác...và một sự thật cũng rất đau lòng cho những bác họa sỹ chuyên và không chuyên không còn nhiều việc như ngày trước nữa,
Năm 2005 tôi đi làm tại một công ty cũng có tên tuổi trong thành phố và được nghe rất nhiều người họa sỹ, thợ vẽ than thở một cách nhẹ nhàng: "máy in ra đời làm tụi tôi thất nghiệp, nhưng nó hay thật!"
Máy in kỹ thuật số khổ nhỏ 1,6m vào những năm đó thường xuất xứ tại nhật, Mimaki là một nhãn hiệu thường thấy tại các công ty in ấn lúc bấy giờ. Còn máy in hiflex thì thường có xuất xứ từ Trung Quốc. Khổ in thông dụng nhất hiện nay là 3,2m. Tuy là máy in Trung Quốc nhưng bộ đầu phun là của các hãng như XARR (Anh), SEIKO, KONICA, EPSON (Nhật)
Mức giá in tại thời điểm 2005 cũng là một mức giá không quá cao và tương đối chấp nhận được. 100.000-120.000 cho PP và 80.000 cho hiflex. Ngay từ ngày đầu tiên vào công ty tôi được phân công đứng máy in mực mước Mimaki JV4 là một máy in tiên tiến nhất lúc đó. Nhìn nó in mà tôi không thể nào quên được. Bản in thật sắc nét và rực rỡ và mọi thao tác trên máy đó hoàn toàn tự động. Mỗi lần RIP file in và đứng xem nó in là một kỷ niệm không thể nào quên được.
Và ngày hôm nay khi tôi viết bài này là một thời điểm bùng nổ của máy in kỹ thuật số, các hãng Trung Quốc đua nhau cho ra đời các dòng máy in chất lượng tốt hơn, vận hành ổn định hơn, in nhanh hơn và thế hệ đầu phun mới sắc nét hơn, và một điều cũng đáng buồn hơn là giá thành nhập về không giảm chỉ có giá in là giảm một cách thảm hại để cạnh tranh nhau :-)
Giá in gia công hiện tại trung bình là 25.000/m2 thế nhưng có một số đơn vị sẵn sàng hạ giá 18.000/m2 và nguồn hàng ngày một ít dần lại do số lượng máy in ngày một tăng. Và tôi mong các bạn cùng ngành quảng cáo đừng xem in ấn như một công việc sản xuất ra những gói mì ăn liền.
Read more: http://inkythuatsohcm.vn/in-ky-thuat-so/in-hyflex-pp-decal/255-in-bang-ron-quang-cao-in-ky-thuat-so.html#ixzz39Ce03yhj
0 nhận xét:
Đăng nhận xét